Chuẩn đầu ra

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP

A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp cải thiện, chăm sóc vẻ đẹp của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề được thực hiện tại các bộ phận trong các spa, salon hoặc các cơ sở làm đẹp lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách làm đẹp.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, cần có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, kiến thức về xu hướng làm đẹp, mỹ thuật và thẩm mỹ được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).

2. Kiến thức

– Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;

– Trình bày được tác động của nghề Chăm sóc sắc đẹp đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;

– Trình bày được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Kỹ thuật chăm sóc da, chăm sóc móng, trang điểm thẩm mỹ, chăm sóc khách hàng, chăm sóc chuyên sâu về da, quy trình massage bấm huyệt, quản lý cơ sở làm đẹp và các dịch vụ khác;

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;

– Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

– Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;

– Giám sát và đánh giá được kết quả công việc tại các bộ phận của cơ sở làm đẹp;

– Xác định được các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý tiếp thị và kinh doanh, quản lý chất lượng dịch vụ… trong kinh doanh cơ sở làm đẹp;

– Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;

– Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Thực hiện thành thạo quy trình phục vụ khách hàng;

– Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc da: chăm sóc da mặt, da toàn thân, chuyên sâu về da;

– Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc móng, thiết kế tạo hình móng;

– Thực hiện thành thạo quy trình trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;

– Thực hiện thành thạo quy trình Massage bấm huyệt;

– Thực hiện thành thạo quy trình nối mi;

– Sử dụng an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;

– Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;

– Xây dựng kế hoạch nhân sự; phân công công việc; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

– Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị – dụng cụ, hội thảo hoặc sự kiện,… ;

– Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

– Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại các bộ phận dịch vụ của cơ sở làm đẹp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kèm cặp kỹ năng nghề cho đồng nghiệp, nhân viên;

– Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

– Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;

– Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khách du lịch;

– Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;

– Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển của thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch;

– Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc, khả năng thích ứng, linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;

– Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;

– Chăm sóc da mặt;

– Chăm sóc da toàn thân;

– Chăm sóc chuyên sâu về da;

– Chăm sóc móng;

– Thiết kế, tạo hình móng nghệ thuật;

– Trang điểm;

– Trang điểm hóa trang;

– Nối mi;

– Massage bấm huyệt;

– Thiết lập, vận hành cơ sở làm đẹp.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng là nghề trực tiếp cải thiện, chăm sóc vẻ đẹp của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề được thực hiện tại các bộ phận trong các spa, salon hoặc các cơ sở làm đẹp lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn- vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách làm đẹp.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Kiến thức

– Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;

– Mô tả được hoạt động của các nhiệm vụ trong dịch vụ làm đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;

– Trình bày được các quy trình kỹ thuật cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Chăm sóc da, chăm sóc móng, trang điểm, chăm sóc khách hàng, chăm sóc chuyên sâu về da, quy trình massage bấm huyệt và các dịch vụ khác;

– Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;

– Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

– Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;

– Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

Tủ cắt lọc sét

Tủ chống sét lan truyền

Thiết bị cắt lọc sét

Thiết bị chống sét lan truyền

Thiết bị cắt lọc sét LPI

– Phục vụ được khách hàng tại các vị trí công việc của các dịch vụ chăm sóc da;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc toàn thân;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc móng;

– Thực hiện các kỹ thuật trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu về da;

– Thực hiện các kỹ thuật Massage bấm huyệt;

– Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;

– Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;

– Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

– Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;

– Ứng dụng thành thạo ít nhất một phần mềm quản lý cơ sở làm đẹp trong công việc hàng ngày.

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

– Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong cơ sở làm đẹp;

– Quan tâm, chăm sóc khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;

– Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh dịch vụ làm đẹp;

– Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng   cháy chữa cháy.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;

– Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;

– Chăm sóc da mặt;

– Chăm sóc da toàn thân;

– Chăm sóc chuyên sâu về da;

– Chăm sóc móng;

– Trang điểm;

– Massage bấm huyệt.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Comments (0)
Add Comment